Thông cáo báo chí Hội chợ CraftViet và Hội thi sản phẩm TCMN Việt Nam năm 2022

Thời gian: Từ ngày 02 đến 6 tháng 11 năm 2022

Địa điểm:  Khu Hội chợ Triển lãm giao dịch Kinh tế và thương mại – Số 489, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

Cơ quan chỉ đạo: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Đơn vị bảo trợ thông tin: Báo Nông nghiệp Việt Nam.

Đơn vị tổ chức thực hiện: Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp.

Đơn vị phối hợp tổ chức: Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản; Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương; Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.

Hội chợ Làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam lần thứ 18 và Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2022 là hai hoạt động chính nằm trong chuỗi 7 hoạt động của sự kiện “Festival làng nghề Việt Nam năm 2022” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì tổ chức.

Hội chợ Làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam là sự kiện thường niên của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong bối cảnh Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025. Hội chợ Làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam lần thứ 18 – năm 2022 được tổ chức nhằm mục đích:

Quảng bá, tuyên dương các làng nghề truyền thống; các nghệ nhân, thợ giỏi có các sản phẩm tiêu biểu, giới thiệu các mô hình làng nghề, phố nghề độc đáo khắp cả nước; Giới thiệu, quảng bá chương trình Mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP), kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP, một số đặc sản của các địa phương với các kênh tiêu thụ truyền thống và hiện đại; Thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển tiềm năng văn hóa du lịch và ngành nghề nông thôn, khôi phục – phát triển nghề, phát huy bản sắc dân tộc; Tăng cường liên kết chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, phát triển sản phẩm bền vững, thân thiện với môi trường; Tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm đạt giải Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức hàng năm.

  1. BỐ TRÍ GIAN HÀNG

Quy mô Hội chợ: 150 gian hàng tiêu chuẩn và 1200m2 sàn trưng bày được thiết kế đặc biệt.

Tính đến thời điểm hiện tại, BTC đã nhận được sự đăng ký tham gia của trên 100 đơn vị, doanh nghiệp trong nước với 136 gian hàng tiêu chuẩn và 1200 m2 sàn trưng bày. Hội chợ trưng bày nhiều mặt hàng nông lâm thủy hải sản, lương thực, thực phẩm, trái cây đặc sản vùng miền và hàng thủ công mỹ nghệ từ các làng nghề, phố nghề truyền thống trong cả nước.

Các sản phẩm tham gia trưng bày đều đảm bảo nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên, sản phẩm hữu cơ, điển hình như: gạo Séng Cù Lào Cai, gạo tám Điện Biên, gạo nàng thơm Chợ Đào Long An, bánh đậu xanh Hải Dương, chè Tân Cương Thái Nguyên, bún khô Đà Vị, bánh đa Đô Lương Nghệ An, chè Shan tuyết Hồng Thái Tuyên Quang, chè Suối Giàng Yên Bái, mỳ chũ Bắc Giang, cam Vinh, cam Hàm Yên, nho Ninh Thuận, xoài cát Cao Lãnh, gà Đông Tảo, hành tỏi Lý Sơn, yến sào Nha Trang, rượu ngô Na Hang, rượu Shan Lùng, rượu ngô Bắc Hà, rượu cần Hòa Bình, mật hoa dừa, đường hoa dừa SOKFARM Trà Vinh, nấm lim xanh Quảng Nam, nước mắm Cà Ná Ninh Thuận, hải sản Phan Thiết, nem chua Thanh Hóa, chả mực Hạ Long, cá ngừ đại dương, chả ram tôm đất Bình Định, bò một nắng Phú Yên, cơm cháy, thịt dê Ninh Bình, cá sông Đà, gà sạch công nghệ Châu Âu, bánh tráng Nhơn Hòa, lạp xưởng Cần Đước, nấm linh chi, hạt sen Tân Thạnh, đậu phộng rang Đức Hòa….   

Ngoài ra, Hội chợ còn trưng bày, giới thiệu nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làng nghề, phố nghề truyền thống: gốm Bồ Bát Ninh Bình, Lụa Nha Xá Thanh Trì, Hà Nội, gốm sứ vẽ thủ công Bắc Giang, dệt thổ cẩm, gốm nung, thủ công mỹ nghệ mây tre đan Ninh Thuận, dệt thổ cẩm Hòa Bình, dệt lanh, thổ cẩm Hà Giang, trầm hương Quảng Nam, dệt thêu thổ cẩm dân tộc Dao, mỹ nghệ từ dừa Bến Tre, gỗ mỹ nghệ Phú Thọ….

Để thuận tiện cho khách tham quan giao dịch, gian hàng Hội chợ được phân chia thành 3 khu vực riêng biệt, gồm:

– Gian hàng triển lãm chung có diện tích200m2 được bố trí tại khu vực trung tâm Hội chợ được thiết kế, trang trí đặc biệt nhằm trưng bày tôn vinh làng nghề truyền thống: mỹ nghệ kim hoàn (vàng, bạc, đồng, khảm tam khí); gốm sứ, pha lê thuỷ tinh; điêu khắc trạm khảm từ đá, gỗ, sừng, sơn mài; mây song, tre nứa lá, mây tre đan; thêu, dệt thổ cẩm, lụa và các chất liệu khác…; Trưng bày sản phẩm Thủ công mỹ nghệ tiêu biểu đoạt giải tại các Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức; Trưng bày, tôn vinh các sản phẩm OCOP cấp quốc gia tiêu biểu được đánh giá 4 – 5*.

– Khu gian hàng Hội chợ gồm 150 gian hàng tiêu chuẩn và 900 m2 sàn trưng bày được phân chia thành 6 phân khu gắn theo gắn theo phân vùng kinh tế – xã hội bao gồm: vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong mỗi phân khu sẽ bố trí khu vực gian hàng riêng để các địa phương, tổ chức, đơn vị trực tiếp trưng bày và giới thiệu sản phẩm; xây dựng không gian quảng bá và giới thiệu sản phẩm, văn hoá địa phương, trải nghiệm, thử nếm sản phẩm, đặc sản vùng miền. Khu gian hàng có sự tham gia của các Sở Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng điều Nông thôn mới, Chi cục Phát triển nông thôn, Trung tâm khuyến nông, Trung tâm Khuyến công, Trung tâm XTTM… của các tỉnh trong cả nước; các doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ hợp tác, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chủ thể OCOP.

– Khu thao diễn nghề và biểu diễn nghệ thuật có quy mô 100m2 được trang trí đặc biệt với các hình ảnh tiêu biểu của làng quê Việt Nam. Ban tổ chức phối hợp với các địa phương, các tổ chức Hiệp hội để mời một số nghệ nhân tiêu biểu thao diễn tại chỗ một số nghề truyền thống như nghề gỗ mỹ nghệ, nghề thêu, nghề dệt lụa, nghề nón lá, nghề gốm, nghề đồng…; mời một số nghệ nhân đạt giải tại Hội thi sản phẩm Thủ công mỹ nghệ Việt Năm năm 2022 tham gia thao diễn, giới thiệu sản phẩm; mời một số địa phương tổ chức các chương trình giới thiệu văn hoá nghệ thuật đặc trưng của địa phương trong suốt thời gian diễn ra Hội chợ.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DIỄN RA TRONG KHUÔN KHỔ HỘI CHỢ:

1. Lễ Khai mạc Hội chợ và Trao giải Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022

– Thời gian: 19h00 – 21h30 ngày 02/11/2022 (Thứ Tư)

– Địa điểm: Hội trường tầng 2, Tòa nhà Triển lãm Nông nghiệp; Số 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

2. Các Chương trình Hội thi, Hội nghị, Hội thảo

2.1. Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022:

– Đơn vị tổ chức: Cục Kinh tế hợp tác và PTNT; Trung tâm XTTM Nông nghiệp.

– Số lượng sản phẩm gửi dự thi: Hiện tại BTC đã nhận được sự đăng ký của 200 nghệ nhân với gần 400 sản phẩm được gửi đến dự thi. Gồm 5 nhóm sản phẩm: nhóm gốm sứ và thủy tinh; nhóm dệt, thêu đan, móc; nhóm mây, tre, lá tự nhiên; nhóm sơn mài, khảm trai, gỗ mỹ nghệ; nhóm khác (sừng, trai ốc, chạm khắc đá, kim khí, hoa, tranh…).

– Cơ cấu giải thưởng: 46 giải bao gồm: 01 giải đặc biệt, 05 giải nhất, 10 giải nhì  15 giải ba, 15 giải khuyến khích.

– Lễ trao giải: Cùng thời gian Khai mạc Hội chợ Làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam lần thứ 18 – năm 2022

 Thời gian: 19h00 – 21h30 ngày 02 tháng 11 năm 2022 (Thứ Tư)

 Địa điểm: Hội trường tầng 2, Tòa nhà Triển lãm Nông nghiệp; Số 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

2.2. Hội thảo Phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm OCOP và làng nghề

– Thời gian: 8h30-11h30 ngày 3/11/2022.

– Địa điểm: Phòng Hội nghị tầng 1, Tòa nhà Triển lãm Nông nghiệp; Số 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

– Quy mô: Khoảng 100 đại biểu.

– Đơn vị tổ chức: Cục Kinh tế hợp tác và PTNT; Trung tâm XTTM Nông nghiệp.

– Chủ trì Hội thảo: Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT.

– Thành phần tham dự:

+ Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công thương các tỉnh phía Bắc;

+ Hiệp hội doanh nghiệp; HTX, nghệ nhân, thợ giỏi;

+ Các cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, VP Điều phối Nông thôn mới TW;

+ Các cơ quan thông tấn báo chí TW và Hà Nội;

2.3. Hội nghị Tư vấn thiết kế mẫu mã bao bì sản phẩm OCOP và sản phẩm làng nghề phù hợp nhu cầu thị trường

– Thời gian: 13h30-16h30 ngày 3/11/2022.

– Địa điểm: Phòng Hội nghị tầng 1, Tòa nhà Triển lãm Nông nghiệp; Số 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

– Quy mô: Khoảng 100 đại biểu.

– Hình thức tổ chức: Trực tiếp và trực tuyến trên nền tảng Zoom.

Join Zoom Meeting: https://by.com.vn/MN0AV
Meeting ID: 959 6190 4985
Passcode: 597804
Hỗ trợ kỹ thuật: Anh Tú – 0936 467 216    Việt Phương – 0948 404 246
Thông tin về Hội nghị: Mrs Hiền – 0949 559 134

– Chủ trì Hội nghị: Lãnh đạo VP Điều phối Nông thôn mới TW; Lãnh đạo Cục Chế biến và PTTT Nông sản; Lãnh đạoTrung tâm XTTM Nông nghiệp.

– Đơn vị tổ chức: Trung tâm XTTM Nông nghiệp.

– Đơn vị phối hợp: Văn phòng Điều phối Nông thôn mới TW; Cục Chế biến và PTTT Nông sản

– Thành phần tham dự:

+ Các đơn vị, cán bộ quản lý.

+ Đại diện nghệ nhân, thợ thủ công, thợ giỏi các làng nghề, phố nghề truyền thống; Doanh nghiệp, hợp tác xã, các chủ thể OCOP, chủ thể khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.

+ Các cơ quan thông tấn, báo chí dự và đưa tin chương trình.

– Nội dung: Trao đổi về vai trò của bao bì, ý nghĩa và tầm quan trọng của bao bì trong sản xuất kinh doanh; Tư vấn về các thiết kế, mẫu mã bao bì sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP phù hợp với nhu cầu của từng thị trường.

3. Tổ chức đoàn thăm quan:

Tổ chức đưa các đoàn nông dân, cán bộ nông nghiệp các địa phương, các sinh viên khối trường nông nghiệp đến tham quan Hội chợ:

Dự kiến có 1000 nông dân, thợ thủ công, sinh viên các trường nông nghiệp thuộc các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng Sông Hồng đến tham quan, học tập tại Hội chợ.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Agritrade)

Số 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

Tel: (0243) 7555458                      Ext: 26/19/17                     Fax: (024) 37540131

Website: www.agritrade.com.vn / https://craft-viet.com.vn/

Liên hệ truyền thông và sự kiện: M.s Yến: 0966.843.010

Email:buiyentvsk@gmail.com

Liên hệ gian hàng: Ms. Hồng Ánh: 0944.556.282

Email: honganh.xttm@gmail.com

Ban tổ chức

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *